Xuất khẩu Việt Nam hướng tới mục tiêu 340 tỷ USD vào năm 2025

TH&SP Bên cạnh những mục tiêu đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2019, Bộ Công Thương tiếp tục kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều mục tiêu và giải pháp đồng bộ, cụ thể. Trong đó, Bộ đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 340 tỷ USD vào năm 2025.

Theo thông tin từ Báo Công Thương, báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đối với ngành Công Thương đã được xây dựng bằng nhiều mục tiêu và giải pháp đồng bộ.

Trong đó, về việc phát triển xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đưa ra một số mục tiêu như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt bình quân từ 5%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 5%. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Âu, châu Mỹ tăng trưởng trung bình từ 7 - 10%/năm.


Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025


Đồng thời, đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng 4,9%/năm. Kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 330 tỷ USD vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 6%.

Bộ Công Thương cũng đưa ra mục tiêu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) phấn đấu đạt khoảng 9 - 9,5%/năm.Trong đó, tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại đến năm 2025 đạt khoảng 35 - 40%. Trên 45% số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thương mại điện tử. Bên cạnh đó, phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như: Sở giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền thương mại.

Về phát triển công nghiệp, Bộ Công thương phấn đấu đạt tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2025 trên 35%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 7,5%/năm; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm. Hình thành thí điểm được một số cụm liên kết ngành công nghiệp chuyên môn hóa trong một số ngành công nghiệp như dệt may, da dày, điện tử, chế biến thực phẩm.

Để đạt được mục tiêu, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với nhiều giải pháp

Để đạt được mục tiêu, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với nhiều giải pháp


Đối với phát triển thương mại trong nước, giá trị tăng thêm của lĩnh vực thương mại trong nước đóng góp khoảng 13,5% vào GDP vào năm 2025. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) phấn đấu đạt khoảng 9 - 9,5%/năm. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại đến năm 2025 đạt khoảng 35 - 40%.

Bộ Công Thương cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt trên 45% số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thương mại điện tử. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như: Sở giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền thương mại.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch thực hiện với nhiều giải pháp như đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Mặt khác, ngành xây dựng kết cấu hạ tầng động bộ; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; đồng thời, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Kế hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành công thương ở địa phương.

Ngoài ra, các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn. Ban hành cơ chế, chính sách phát triển ngành công thương địa phương theo quy định và hướng triển khai trên địa bàn.

Yên Thư

Yên Thư

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

Sau gần 4 tháng ra mắt kể từ ngày 29/11/2023, đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV sau khi trải nghiệm... Với kết quả khả quan bước đầu, BIDV Open API đang mở ra cơ hội hợp tác giữa BIDV với nhiều đối tác phát triển phần mềm, fintech, bigtech,... hỗ trợ đẩy nhanh việc tích hợp dịch vụ ngân hàng lên các nền tảng số mới.
Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn yếu. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, lỏng lẻo, do chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị nông sản.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Dù đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 34 năm qua, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động