Thái Nguyên: Bảo tồn điệu múa Tắc Xình độc đáo của người Sán Chay

TH&SP Múa Tắc Xình luôn song hành cùng với tiến trình hình thành và phát triển cộng đồng người Sán Chay ở tỉnh Thái Nguyên. Thời gian qua, chính quyền huyện Định Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của điệu múa truyền thống này.

Múa Tắc Xình là điệu múa dân gian đặc trưng không thể thiếu trong lễ Cầu mùa của người Sán Chay để tạ ơn trời đất, thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng bản ấm no và cầu khẩn thần linh che chở cho mùa vụ tiếp theo. Đây cũng là vũ điệu thể hiện đạo lý tưởng nhớ tổ tiên, là cầu nối tâm linh giữa đất trời là con người, cõi sống và cõi chết, thế hệ trước và thế hệ sau, thể hiện niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động...

Điệu dân vũ dân gian được đồng bào dân tộc Sán Chay sử dụng trong các dịp lễ hội lớn, quan trọng của cộng đồng, đặc biệt là trong lễ hội Cầu Mùa tổ chức vào dịp cuối năm

Điệu dân vũ dân gian được đồng bào dân tộc Sán Chay sử dụng trong các dịp lễ hội lớn, quan trọng của cộng đồng, đặc biệt là trong lễ hội Cầu Mùa tổ chức vào dịp cuối năm


Điệu múa Tắc Xình có các động tác mô phỏng đời sống lao động hằng ngày của người Sán Chay như thăm và dọn đường, mài dao, phát nương, tra mố, chăm sóc lúa, thu hoạch mùa màng, mừng mùa và trả lễ cho thần linh. Động tác múa và âm nhạc cho múa khá đơn giản, những người tham gia Tắc Xình phải là nam giới với chủ lễ là thầy cúng hoặc người múa có kinh nghiệm và kỹ thuật cao.

Khi người làm lễ ra hiệu lệnh, hai người tay cầm ống tre nhấc lên cao ngang mặt, một tay cầm cây gõ hai lần liên tiếp vào ống tre tạo nên âm “tắc, tắc”, rồi cầm ống mai đập mạnh xuống đất phát ra tiếng kêu “xình”.

Múa Tắc Xình hội tụ các yếu tố của trình thức diễn dân gian, trải qua thời gian dài tồn tại, phát triển đã được cộng đồng người Sán Chay thừa nhận và lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một di sản phi vật thể đặc sắc cấp quốc gia của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời góp phần vào sự đa dạng văn hóa trong vườn hoa văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, điệu múa Tắc Xình có chín điệu cơ bản gồm: Thăm đường, lập làng, bắt quyết, mài dao, phát nương dọn rẫy, tra mố, hái lượm, mừng mùa vụ và chim câu

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, điệu múa Tắc Xình có chín điệu cơ bản gồm: Thăm đường, lập làng, bắt quyết, mài dao, phát nương dọn rẫy, tra mố, hái lượm, mừng mùa vụ và chim câu


Nói về công tác bảo tồn và lưu truyền điệu múa Tắc xình trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Định Hoá cho biết: Hiểu được giá trị của điệu múa Tắc xình, những năm qua, huyện Định Hóa đã quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Sán Chay thông qua việc thực hiện Đề án Bảo tồn, khôi phục và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch. Chúng tôi đã tổ chức các lớp truyền dạy điệu múa Tắc xình để cung cấp kiến thức cơ bản về loại hình dân vũ này cho những người yêu thích. Đối tượng truyền dạy được hướng đến là học sinh tiểu học, THCS và cộng đồng những người dân tộc, những hạt nhân văn nghệ ở trên địa bàn. Sau mỗi lớp học, mỗi học viên trở thành nòng cốt để biểu diễn và hướng dẫn những người xung quanh cùng tập luyện. Cùng với đó, huyện cũng tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, khuyến khích các đơn vị tham gia biểu diễn Tắc xình. Qua đó, điệu múa được đông đảo bà con biết đến và tạo được hiệu quả lưu truyền rộng rãi.

Múa Tắc Xình là một đặc trưng văn hóa của người Sán Chay, không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị cung cấp cho các nhà khoa học nhiều tư liệu quý trong việc nghiên cứu về nền văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Múa Tắc Xình không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị cung cấp cho các nhà khoa học nhiều tư liệu quý trong việc nghiên cứu về nền văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam


Tại xã Tân Thịnh, địa phương có trên 50% dân số là người dân tộc Sán Chay, phong trào tập và biểu diễn điệu múa Tắc xình được rất nhiều người dân hưởng ứng. Cô Phạm Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thịnh cho hay: Nền nhạc Tắc xình rất vui tươi, điệu múa rất độc đáo nên được rất nhiều học sinh trong Nhà trường yêu thích và đăng ký theo học.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của điệu múa Tắc xình còn có đóng góp lớn của những người cao tuổi, người uy tín trong cộng đồng người dân tộc Sán Chay. Nghệ nhân dân gian Lường Phúc Thắng, thôn Khau Lang, xã Tân Thịnh nói: Tắc xình có cả thảy 20 động tác với thời gian biểu diễn lên đến gần 1 giờ. Hiện tại, tôi đã nhớ và truyền dạy rộng rãi được 15 động tác, chủ yếu mô phỏng các hoạt động trồng trọt, gieo hạt, thu hoạch cho đến múa hát mừng mùa màng bội thu...

Được biết, huyện Định Hóa hiện có trên 9.000 người dân tộc Sán Chay, chiếm khoảng 10% dân số. Dưới sự hỗ trợ và khuyến khích của huyện, 3 xã tập trung nhiều người dân tộc Sán Chay sinh sống là: Tân Thịnh, Phú Đình, Sơn Phú đều thành lập và duy trì hoạt động ổn định được 10 câu lạc bộ, đội múa biểu diễn và lưu truyền điệu múa Tắc xình để gìn giữ và bảo tồn loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc này. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát bản điệu múa Tắc xình nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chay nói chung.

Khánh Hòa

Khánh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn liền kỹ thuật sáng tạo, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh lần thứ 11, năm 2024 - 2025.
Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để  nông sản Việt vươn xa

Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để nông sản Việt vươn xa

Không thể xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản bởi điều này không chỉ làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định ghi danh thêm 26 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt này. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 5 di sản.
“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình đặc biệt và ý nghĩa đã diễn ra. Đó chính là sự kiện "Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương" do Liên minh OKVIP tổ chức, sự kiện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội và tạo nên một ngày hội đáng nhớ.
Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Sáng nay 25/2 (tức 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.
Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 23/2, tại xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Du Yến. Tới dự có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), UBND tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động