Phát triển vùng nguyên liệu sạch - hướng đi đúng đắn và tầm nhìn của nữ CEO H’Mong Coffee

TH&SP H’Mong coffee là thương hiệu cà phê bắt nguồn từ đam mê với cà phê sạch của nữ doanh nhân Phan Thị Mỹ Linh - một doanh nhân tuổi đời còn rất trẻ. Tâm huyết này một phần cũng xuất phát từ nghĩa tình của chị với bà con H’mong, cùng với vùng đất Đăk Nông có độ cao và khí hậu phù hợp. Chính vì thế, H’mong coffee tự hào đã cho ra hạt cà phê ngon nhất, cam kết không sử dụng chất hóa học trong quá trình chăm sóc.

Hmong Farm – nơi khởi nguồn của thương hiệu cà phê sạch H’Mong coffee được đặt tại thôn Quảng Hợp, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long nằm ở phía đông nam tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; đông bắc giáp huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Vài năm trước, đây còn là vùng hệ thống lưới điện quốc gia chưa vươn tới, có thổ nhưỡng hoang sơ, nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng đây cũng là thế mạnh vô cùng lớn vì chất liệu đất cực kỳ màu mỡ.


Vùng nguyên liệu sạch tại Hmong Farm, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Chúng tôi mất 20 phút đi xe máy qua đường đèo núi hiểm trở, đất đỏ sình lầy mới đến được với Hmong Farm - trang trại trồng cà phê rộng 20 ha đầu tiên nằm sâu trong núi, nơi ở độ cao cách mực nước biển đến 1.400m.


Cái duyên tìm ra vùng đất mới


Lần đầu tiên đặt chân đến “vùng đất ngủ quên" tại huyện Đắk Glong khoảng 7-8 năm trước, Mỹ Linh (nữ doanh nhân Phan Thị Mỹ Linh- PV) bị ấn tượng bởi cảnh quan rừng núi chưa có bất kỳ một dấu hiệu khai thác nông nghiệp, khí hậu trong lành. Vùng đất được tưới tắm bằng mạch nước từ thượng nguồn đổ xuống cực kỳ tinh khiết, hoá chất và ô nhiễm dường như không hề tồn tại ở đây.

Cô vui mừng gọi Hmong Farm ở Đắk Glong là “vùng nguyên liệu sạch" và đây là “hành trình khai phá vùng đất mới"….


Từ xuất phát điểm đó đến nay, Hmong Farm ra đời và nằm gần làng của người dân tộc H’mong và cách xa những vùng trồng trọt khác bởi vì Mỹ Linh đã xác định không gì thích hợp bằng trồng cây cà phê ở đây. Khi bắt tay cùng người H’Mong để trồng chăm sóc cây cà phê, Mỹ Linh nhận ra khác biệt về thổ nhưỡng cũng như khí hậu đã tạo ra biến đổi lớn về chất lượng cây trồng.

Cô chia sẻ: “Mảnh đất trước của tôi có khí hậu nóng trong khi Đắk Nông là khí hậu lạnh, ban đêm có thể xuống 8-9 độ, buổi sáng nhiệt độ vào khoản 20 độ. Đây là nhiệt độ rất thích hợp để cây cà phê phát triển và không bị khô cây.

Mặt khác, mảnh đất cũ đã trải qua thời gian dài sử dụng, đất ngậm nhiều hoá chất khiến cây không thể phát triển theo hướng sạch, hữu cơ. Trong khi ở Đắk Nông, Hmong Farm được hưởng trọn nguồn đất đỏ bazan màu mỡ, độ ẩm trong đất cao, chỉ cần cầm một nhúm đất trong tay đã cảm nhận được sự tơi xốp và giàu dinh dưỡng của đất. Cây trồng cần lắm những vùng đất như vậy, và hiện tượng cây mất nước, cây khô không bao giờ xảy ra.

Nguồn nước cũng là một vấn đề quan trọng. Không có nguồn nước nào đảm bảo độ sạch và tinh khiết như nước thượng nguồn ở sâu trong rừng như của Hmong farm bây giờ".


Thương hiệu H'mong Coffee: cam kết hữu cơ - lợi cho sức khỏe


Hmong Farm chỉ trồng duy nhất cây cà phê, đây cũng là điểm thuận lợi giúp cây cà phê ở đây ít bị nhiễm bệnh hay lây bệnh chéo từ các cây trồng nông nghiệp khác. Nhờ vậy trong suốt 6 năm chăm sóc, người nông dân của Hmong Farm hoàn toàn không cần dùng đến các loại thuốc hoá học để chăm bón hay chữa bệnh mà cây vẫn lớn nhanh phơi phới.

Biến thô sơ thành thế mạnh

Huyện Đắk Glong, Đắk Nông là nơi có nhiều người dân tộc sinh sống, trong đó có người H’mong. Từ trước tới nay, đời sống của người dân nơi đây khó khăn, canh tác nông nghiệp với kỹ thuật thô sơ. Thế nhưng chính các kỹ thuật nông nghiệp thô sơ này, không biết đến “dùng thuốc trừ sâu", “phân bón hoá học" lại thuận tiện cho Hmong Farm phát triển kinh tế nông nghiệp sạch theo hướng sạch, hữu cơ.

Tại Hmong Farm, người dân tộc H'mông tự cắt cỏ cho vườn cà phê rộng hơn 20 ha, họ cũng là người bón phân hữu cơ và tưới tắm cho cây trồng thường xuyên, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển sạch nhất.

Dẫu biết, khi tất cả công đoạn đều được làm bằng tay và theo hướng thủ công thì số tiền đầu tư rất cao ví dụ như chi phí thuê mướn nhân công hay chi phí phân bón hữu cơ, cây cà phê được trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ cho ít trái hơn khi dùng phân bón hoá học… nhưng Mỹ Linh vẫn chấp nhận vì cô mong muốn bảo tồn phương thức canh tác nguyên sơ của người dân tộc, đồng thời mở ra một hướng đi bền vững cho riêng mình trong lĩnh vực cà phê sạch.

Mỗi công đoạn cắt cỏ, bón phân, chăm sóc cây cà phê tại Hmong Farm người dân tộc H’mong đều được trả tiền công xứng đáng. Chính vì thế họ có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, cho con cái đến trường.

Ước vọng to lớn Hmong Farm trong tương lai là mang sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng nhiều hơn để có nguồn thu đem về cải thiện lại cho đời sống người dân tộc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Với tâm thế đó, Hmong Farm mong muốn tương lai có thể giúp bà con làm những cây cầu, xây những ngôi trường cho trẻ em vui đến lớp. Đây cũng là một trong số những mục tiêu của Hmong Farm trong một hành trình ước vọng to lớn hơn, tầm nhìn đến năm 2025 có thể giúp người dân nơi đây thoát khỏi nghèo khó.

Vân Hồng

Vân Hồng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trà được đảm bảo chất lượng nhờ kiểm nghiệm định kỳ và công bố tiêu chuẩn.
Bánh chưng Kim Oanh

Bánh chưng Kim Oanh

Trải qua 30 năm gìn giữ và phát triển, thương hiệu bánh chưng Kim Oanh đã trở thành cái tên quen thuộc ở mảnh đất xứ Thanh.
Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong năm 2024, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP; nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
Trứng vịt Đồng Ngâu

Trứng vịt Đồng Ngâu

Trứng vịt Đồng Ngâu là lựa chọn tốt với chất lượng đảm bảo, an toàn cho sức khỏe với quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap.
Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị

Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 264.094 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch 906,5 triệu USD.
Cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục thị trường thế giới

Cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục thị trường thế giới

Sau hơn 10 năm nỗ lực đàm phán, hàng chục tấn xoài hạt lép, xoài keo, xoài tượng da xanh của tỉnh An Giang đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Từ đây, mở ra cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục các thị trường khó tính.
Nấm linh chi Hoàng Hậu

Nấm linh chi Hoàng Hậu

Nấm Linh Chi Hoàng Hậu được trồng theo quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tại Thanh Hóa, mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng cao với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Miến gạo Huy

Miến gạo Huy

Miến gạo Huy là sản phẩm miến truyền thống có từ lâu đời của xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Miến gạo Huy sử dụng loại lúa Q5 do nhân dân địa phương sản xuất, không dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Vietnam Expo 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp kết nối, tăng cường xuất khẩu

Vietnam Expo 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp kết nối, tăng cường xuất khẩu

Vietnam Expo 2024 mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như những cơ hội thiết thực giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động