Bảo quản thóc quy mô hộ gia đình

TH&SP Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng... Khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của thóc bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm.

Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con cần áp dụng kỹ thuật cơ bản sau.

Thu hoạch

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó mới tiếp tục xử lý. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Quá trình sấy phải làm sao để độ ẩm thoát ra từ từ nhằm đạt được độ ẩm mong muốn, đồng thời đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ trong hạt lúa so với bên ngoài là nhỏ nhất.



Trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó mới tiếp tục xử lý.


Độ ẩm an toàn của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13-14% có thể bảo quản được từ 2-3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12-12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát là từ 13-14%.

Làm sạch

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại...) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc...) lẫn vào khi tuốt.

Phân loại

Loại bỏ các hạt xanh, lép, bị vỡ, tróc vỏ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt, làm trục... cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời...). Chỉ nên đưa vào bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Làm khô

Phương pháp phơi nhanh:

Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt đô trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60-70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8-9 giờ sáng cho đến 4-5 giờ chiều trong 2-3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống, mỗi luống cao khoảng 10-15cm, rộng 40-50cm và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.

Phương pháp phơi lâu:

Phương pháp này đòi hỏi tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút, các luống được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát, càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ 4 độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Ngoài ra lúa còn được làm khô bằng phương pháp nhân tạo như: sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ... Những phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.

Bảo quản

Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc... đây là một ưu thế của thóc trong bảo quản. Tuy vậy, quá trình bảo quản thóc cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sau khi được phơi khô, quạt sạch thì thóc được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo thóc không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tựå bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công.

Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất và cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, vại, bồ, bịch, thùng, phi, vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn... để bảo quản trong các kho với không gian lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo lượng thóc cần bảo quản và được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.

Báo Nông thôn ngày nay

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Thời gian qua, giá chung cư tăng mạnh đang kéo theo các loại hình bất động sản khác như thổ cư, biệt thự, liền kề, đặc biệt là đất nền tăng cao.
Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong dịp diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ yêu cầu các Đội QLTT trực thuộc tăng cường quản lý, giám sát địa bàn, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa.
Xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng: Vàng lậu sẽ không còn đất sống

Xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng: Vàng lậu sẽ không còn đất sống

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, trong đó đề cập đến một nội dung quan trọng, tới đây các tiệm vàng sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng.
Kiểm soát chặt việc kinh doanh thực phẩm trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt việc kinh doanh thực phẩm trên thương mại điện tử

Tổng cục Quản lý thị trường cũng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các địa phương tập trung kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm theo mô hình đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Chưa công bố nguyên nhân 30 lô sầu riêng nhiễm Cadimi “do phải điều tra thêm”

Chưa công bố nguyên nhân 30 lô sầu riêng nhiễm Cadimi “do phải điều tra thêm”

Kết luận cuối cùng về nguyên nhân việc sầu riêng nhiễm Cadimi vẫn chưa có "do phải điều tra thêm", lãnh Cục Bảo vệ thực vật thông tin.
Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

"Không thể chỉ dựa vào ngân hàng để đẩy nhà ở xã hội lên" bởi ngân hàng cũng là tổ chức kinh doanh, ưu tiên lợi nhuận. "Thiếu phân khúc cạnh tranh, chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở", đó là khẳng định của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tại Tọa đàm “Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi” do Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức sáng 12/4.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động