e magazine
Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

30/11/2021 16:36

Tam Đảo, địa phương mang nhiều đặc trưng của khu vực miền núi, trước đây là huyện có cơ sở hạ tầng thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Dù xuất phát điểm khi triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với nhiều hạn chế, nhưng bằng sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân, Tam Đảo đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu về nhiều “quả ngọt” trong “tiến trình” xây dựng NTM, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao chật lượng đời sống nông thôn.
Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới
Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km, được gọi là Tam Đảo vì nơi đây có nguồn gốc xuất phát từ ba ngọn núi cao là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa. Có lẽ nhắc đến cái tên, chúng ta đã nghĩ đến một vùng đất với nhiều núi rừng thơ mộng, mây phủ quanh năm như Đà Lạt. Quả thật, với một vùng đất sở hữu hơn 80% diện tích tự nhiên là đất nông lâm nghiệp và cũng là nơi 7 dân tộc anh em cùng chung sống đã mang lại sự đa dạng văn hoá không nhỏ. Đó là một lợi thế lớn để huyện Tam Đảo phát triển du lịch cũng như các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Tuy vậy, không thể kể đến những bất lợi khi 10 năm trở về trước, đây vẫn là một địa phương miền núi nghèo, xuất phát điểm thấp, sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo chiếm đến 1/5 dân số toàn tỉnh.

Dù khó khăn, nhưng “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, 9 năm thực hiện Phong trào thi đua “Tam Đảo chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2011 -2020, cấp ủy, chính quyền các cấp - ngành toàn huyện đã quán triệt và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh chương trình.

Bằng cách làm sáng tạo và bước đi phù hợp, Tam Đảo đã đạt được những kết quả nổi bật: Diện mạo nông thôn được đổi mới, ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, có sự phân công, phân cấp quản lý, đầu tư cụ thể; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, các hoạt động du lịch dịch vụ được phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương...; văn hóa, xã hội phát triển, môi trường được bảo vệ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững, số xã đạt chuẩn nông thôn mới 8/8 xã, đạt 100% kế hoạch.

Theo kế hoạch xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, Tam Đảo hiện đang tập trung chỉ đạo các xã Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù, Tam Quan, Hồ Sơn, Minh Quang tăng cường triển khai nâng cao chất lượng, hoàn thành các tiêu chí hướng tới đạt chuẩn NTM vùng đồng bằng sông Hồng.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Trong những thành công đó, Tam Đảo thực hiện khá tốt một trong những mũi nhọn của mình bằng việc phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện, trên địa bàn huyện có 28 Hợp tác xã nông nghiệp. Các xã đều có vùng sản xuất hàng hóa tập trung trồng các loại rau, củ, quả tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng như: rau su su, ớt, cà chua, dưa các loại; các mô hình ươm giống, trồng và chế biến cây dược liệu, trong đó chủ lực là cây Ba kích, Trà hoa vàng...phục vụ nhu cầu thuốc đông y tại chỗ, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM, Tam Đảo xác định rất rõ mục tiêu chung: Xây dựng NTM với kết cấu hạ tầng KT- XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;... Do vây, xây dựng NTM đã tạo đà thận lợi, làm tiền đề - động lực to lớn thúc đẩy Tam Đảo thu hút đầu tư, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, hướng tới trở thành thị xã đặc sắc về du lịch trong tương lai.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mớiTam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Trong cuộc “cách mạng” 10 năm thực hiện Phong trào thi đua “Tam Đảo chung sức xây dựng NTM”, chương trình OCOP xuất hiện khá muộn (2019). Tuy nhiên, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xây dựng NTM và phát triển kinh tế -xã hội tại địa phương.

Sau khi Kế hoạch số 10416 của UBND tỉnh về thí điểm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 được thông qua, UBND huyện Tam Đảo đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo các địa phương xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, đặc trưng có lợi thế để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp bao bì, nhãn hàng hóa sản phẩm, đảm bảo thị hiếu và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mạnh dạn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nâng cao năng lực quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm để đăng ký tham gia chương trình; tích cực hỗ trợ các đơn vị hoàn thiện hồ sơ đăng ký; thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP…

Với cách làm đúng, nhiều địa phương ngoài tỉnh đã đến Tam Đảo học tập, cùng chia sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt, sản phẩm Trà hoa vàng đã được các chuyên gia Nhật Bản đến tận nơi để khảo sát sản phẩm và nơi trồng, hướng đến xuất khẩu trong tương lai. Tính đến năm 2020, toàn huyện đã có 14 sản phẩm được UBND tỉnh cấp chứng nhận đạt OCOP 3 sao và 4 sao.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP đã có thêm nhiều cơ hội để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước. Bên cạnh đó, chương trình OCOP còn mở ra cơ hội thuận lợi để người dân trong huyện tham gia sâu cùng các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ, nâng giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Theo lộ trình phát triển, Tam Đảo đang tập trung nguồn lực hướng đến mục tiêu trở thành thị xã, đồng thời phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn NTM theo chuẩn tiêu chí vùng đồng bằng sông Hồng trước năm 2025. Trong đó, thu nhập bình quân quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm khu vực nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 91%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn đến 2025, Tam Đảo sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhóm giải pháp về quy hoạch và hạ tầng kinh tế:

- Kiện toàn bộ máy, tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp trong giai đoạn sau năm 2020 theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ và hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM của các địa phương và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch của tỉnh, huyện.

- Tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các hoạt động du lịch dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực trong đầu tư.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, giảm nghèo bền vững./.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Thu hái nhiều “trái ngọt” qua 10 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới