e magazine
Du lịch cộng đồng – xu hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương

22/07/2024 20:07

Ngày nay, mô hình du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho các địa phương. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.
Du lịch cộng đồng –  xu hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương

Ngày nay, mô hình du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho các địa phương. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.

Du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra.

Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa. Ngoài ra, mô hình du lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương.

Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

Để có góc nhìn đa chiều hơn về mô hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam, Phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Phát triển du lịch Châu Á (ATI).

du lịch cộng đồng ngày càng phát triển

- Ở Việt Nam hiện đang có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng đã và đang triển khai, ông có thể chia sẻ về một số mô hình du lịch cộng đồng thành công mà ông đã tiếp xúc hoặc tham gia trực tiếp?

Có thể khẳng định Việt Nam có rất nhiều những mô hình du lịch cộng đồng thành công, tôi cũng đã được tham gia trực tiếp vào. Có thể kể đến như mô hình Anor, A Lưới, Thừa Thiên Huế; Ta Lang, Quảng Nam; Bản Dỗi, Nam Đông, Huế; Chênh Vênh, Quảng Trị; Rum Ho, Quảng Bình; Quan Lạn, Quảng Ninh; Bản Tả Phìn, Sa Pa hay bàn Nà Sự, Nậm Pồ, Điện Biên...

Nhưng trong các mô hình đó thì tôi khâm phục và tâm đắc nhất với mô hình của bản Nà Sự. Ở đây, chính quyền cùng chung tay giúp bà con hoàn thành một bản làng đưa vào phục vụ du lịch chỉ trong 6 ngày và ngày đông nhất hơn 500 người cùng góp công, góp của để của để cùng làm.

Khi đến tham quan, du khách được tham gia trực tiếp vào các hoạt động gắn liền với truyền thống và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người Thái tại địa phương. Dự án này đã giúp tăng cường thu nhập cho cộng đồng, bảo tồn văn hóa và môi trường, và tạo ra cơ hội cho người địa phương giữ vững và phát triển nghề truyền thống, sinh kế từ nông nghiệp...

- Theo ông, những thách thức lớn nhất mà các cộng đồng gặp phải khi triển khai du lịch cộng đồng là gì? Và làm thế nào để đảm bảo sự bền vững và phát triển lâu dài của mô hình du lịch cộng đồng?

Theo tôi thách thức lớn nhất mà các cộng đồng gặp phải khi triển khai du lịch cộng đồng là sự đảm bảo bền vững và phát triển lâu dài của mô hình, đồng thời đảm bảo rằng lợi ích từ du lịch được chia sẻ đều cho cả cộng đồng.

Để đảm bảo điều này, cần có sự hỗ trợ từ chính quyền, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan, cũng như sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.

Du lịch cộng đồng –  xu hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương

Đem lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho địa phương

- Theo ông thì du lịch cộng đồng có những đặc điểm gì nổi bật so với các hình thức du lịch khác? Và du lịch cộng đồng đem lại những lợi ích gì với cộng đồng địa phương?

Đối với tôi, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch được tạo ra để du khách có cơ hội tương tác với cộng đồng địa phương và trải nghiệm cuộc sống của họ một cách chân thực nhất.

Điểm nổi bật của du lịch cộng đồng là sự tập trung vào việc tạo ra lợi ích cho cộng đồng địa phương thông qua việc tăng cường thu nhập, bảo vệ văn hóa và môi trường, cũng như tạo ra cơ hội cho người dân địa phương tham gia vào quá trình phát triển các sản phẩm tại địa phương liên quan đến du lịch. Đặc biệt thông qua việc phát triển du lịch để thúc đẩy và phát triển làng nghề, sinh kế bản địa một cách tốt nhất.

Còn các lợi ích chính mà du lịch cộng đồng mang lại cho cộng đồng địa phương bao gồm các cơ hội việc làm, tạo ra nguồn thu nhập thêm từ du lịch hay sinh kế bản địa gắn với du lịch, bảo tồn văn hóa và môi trường địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường và văn hóa, cũng như tạo ra cơ hội cho việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho cộng đồng địa phương.

Ngoài ra phát triển du lịch còn giúp cho cả cộng đồng địa phương đoàn kết hơn trong các hoạt động bảo tồn văn hóa bản địa, xây dựng bản làng khang trang sạch đẹp hơn...

Du lịch cộng đồng –  xu hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương

- Theo ông, du lịch cộng đồng có tác động như thế nào đến văn hóa và môi trường địa phương? Ông có đề xuất nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch?

Theo tôi, du lịch cộng đồng có tác động tích cực đến văn hóa và môi trường địa phương. Bởi giúp bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa, cũng như giúp bảo vệ môi trường và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch thì cần phải tạo ra cơ hội cho họ làm chủ các sản phẩm liên quan đến du lịch, đồng thời đảm bảo rằng họ được hưởng lợi từ nguồn thu nhập và các hoạt động du lịch.

Du lịch cộng đồng –  xu hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương

- Có những xu hướng mới nào trong du lịch cộng đồng mà ông thấy đáng chú ý? Theo ông, tương lai của du lịch cộng đồng sẽ phát triển như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay?

Có một số xu hướng mới trong du lịch cộng đồng mà tôi thấy đáng chú ý, đó là sự tập trung vào du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch nông nghiệp gắn với cộng đồng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì tôi nghĩ du lịch cộng đồng còn phát triển hơn nữa bởi hiện nay khách du lịch ungày càng đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm du lịch chân thực và sự tương tác với cộng đồng địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu này, cần phải tạo ra các mô hình du lịch cộng đồng mới, đa dạng và bền vững, cũng như đảm bảo rằng cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ sự phát triển của du lịch cộng đồng địa phương.

Xin cảm ơn Ông!

Quỳnh Đinh

Đồ họa, kỹ thuật: Quỳnh Đinh