Bộ NN&PTNT lý giải nguyên nhân vì sao giá thịt lợn tăng vọt

TH&SP Nguồn cung thịt lợn thiếu hụt do nhiều hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc tái đàn. Cùng với đó, vấn đề thịt lợn hơi từ khi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2 - 5 khâu trung gian chính là nguyên nhân khiến cho giá thịt lợn gần đây tăng lên quá cao.

Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay 6/5, Cục chăn nuôi đã lý giải vì sao giá thịt lợn liên tăng cao trong thời gian qua mặc dù Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đã liên tục có những giải pháp bình ổn giá.


Nguồn cung khan hiếm, thịt lợn qua nhiều khâu trung gian là nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn “đội” lên cao

Nguồn cung khan hiếm, thịt lợn qua nhiều khâu trung gian là nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn “đội” lên cao


Theo đó, Cục chăn nuôi cho biết do dịch bệnh dẫn đến nguồn cung thịt lợn giảm mạnh, làm cho giá tăng cao. Báo cáo của các địa phương cho thấy, đến hết tháng hai năm nay, tổng đàn lợn trong nước đạt gần 24 triệu con, chỉ tương đương 74% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch tả lợn châu Phi.

Trong thời gian qua, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm thị phần 35% lợn thịt, dù các doanh nghiệp này cam kết đưa giá lợn hơi về mốc 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4. Điều đáng nói, 65% thị phần còn lại nằm ở các doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân chưa đồng bộ xuống giá. Vì vậy, các biện pháp bình ổn trong thời gian qua chưa đủ sức để kéo giá lợn xuống 70.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn cũng không xuất hoặc hạn chế xuất lợn thịt nên càng thiếu nguồn cung, làm tăng giá thịt lợn.

Về nguyên nhân giá thịt lợn vẫn tăng, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng là do cung cầu thịt lợn mất cân đối, do dịch bệnh dẫn đến nguồn cung thịt lợn giảm mạnh. Một số doanh nghiệp chăn nuôi heo quy mô lớn không xuất hoặc hạn chế xuất lợn thịt nên gia tăng thêm hiệu ứng thiếu nguồn cung làm tăng giá lợn thịt.

Thịt lợn khó giảm do nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ

Thịt lợn khó giảm do nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ


Trước đó, Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào cuối giờ chiều ngày hôm qua 5/5, trước câu hỏi của báo chí về việc giá thịt lợn vẫn ở mức cao dù Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải (Bộ Công thương) giải thích đây là cơ chế, tuân thủ theo quy luật cung và cầu.

Phân tích cụ thể vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng, việc giá lợn cao do quy luật cung cầu, mà ở đây là cung thiếu. Trước hết là lý do khách quan do dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng lớn đến tổng đàn lợn trên toàn quốc. Hiện nay, trên toàn quốc nhiều tỉnh còn chưa công bố hết dịch, nên nông dân chưa yên tâm khi tái đàn, do lo ngại lợn có thể bị chết. Hơn nữa, nhiều gia đình gặp khó về nguồn vốn tái đàn, trong khi giống rất đắt có khi lên tới hơn 3 triệu đồng/1 con lợn giống.

Về vĩ mô, điều này ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thậm chí cả cân đối nền kinh tế. Về vi mô, giá lợn cao ảnh hưởng rõ ràng đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh nên người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, người dân có thói quen dùng nhiều thịt lợn. Dù thịt gia cầm đang rẻ, nhưng người dân vẫn dùng nhiều thịt lợn do chế biến được nhiều món ăn hợp khẩu vị người Việt Nam.

Bên cạnh đó cục Chăn nuôi cho rằng, một nguyên nhân khác khiến thịt lợn khó giảm giá là lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2 - 5 khâu trung gian, làm giá tăng (gần 43%), giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao làm giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tăng trên 10%; chi phí phòng chống dịch bệnh tăng cao do phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thuốc sát trùng… Đồng thời, giá thịt heo của Trung Quốc tăng quá cao nên vẫn có hiện tượng thẩm lậu lợn thịt, lợn giống và sản phẩm thịt lợn qua biên giới.

Đáng nói trước đó như TH&SP đã thông tin, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất khiến giá thịt lợn vẫn ở mức cao là do nguồn cung thịt lợn trong nước còn thiếu rất lớn so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến. Tổng sản lượng thịt lợn cung ứng ra thị trường trong Quý I/2020 ước đạt 811.000 tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Đặc biệt theo ông Tuấn, do thịt lợn qua quá trình chế biến từ 100 kg lợn hơi chỉ thu được 55 kg thịt lợn ăn được (gồm cả nạc và mỡ). Do đó, với giá lợn hơi 70.000 đồng/kg, sau khi giết mổ thì chi phí 1 kg thịt lợn thành phẩm (cả nạc và mỡ) sẽ thành 127.000 đồng/kg (không bao gồm chi phí tại các khâu trong chuỗi cung ứng).

“Như vậy, giá thịt lợn qua các công đoạn lưu thông và chế biến đến tay người tiêu dùng hiện nay theo đúng theo cơ chế thị trường, không phải do khâu trung gian đẩy giá lên cao”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Vậy, cùng một vấn đề, cụ thể ở đây là giá thịt lợn tăng do đâu (?) nhưng mỗi Bộ lại lại có những "nhận định" khác nhau, thậm chí còn đối nghịch nhau. Điều này khiến người tiêu dùng không biết phải tin vào thông tin của Bộ nào. Các Bộ đang không có sự thống nhất về một vấn đề chung, các Bộ đang "việc ai người đó làm, việc bộ nào bộ đó phát ngôn" khiến vấn đề càng trở nên "khó hiểu" (!?)

Hiện nay, có hai cách tăng nguồn cung cho thị trường tiêu thụ trong nước.

Thứ nhất là tái đàn, các hộ chăn nuôi lớn đang cố gắng trong việc tái đàn lợn trong nước nhưng không phải trong thời gian ngắn khôi phục được lại ngay nguồn cung này. Bởi việc thúc đẩy tái đàn nhanh phải đi kèm với an toàn nếu không đảm bảo an toàn sinh học sẽ xảy ra rủi ro kép. Theo báo cáo của các doanh nghiệp ở địa phương, khả năng đến cuối 2020 đàn lợn mới trở lại như trước có dịch tả lợn châu Phi…

Thứ hai là phải nhập lợn, hiện Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo giá đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ ngành nhập lợn bù đắp lợn thiếu. Tuy nhiên, đến hết tháng 4, theo thống kê của Hải quan, lợn nhập mới đạt 45.000 tấn, thấp hơn nhiều so với con số 100.000 tấn mà lãnh đạo Chính phủ giao. Vì vậy, hiện Thủ tướng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải tập trung tái đàn, phối hợp Bộ Công Thương, các bộ ngành khác trong việc tăng cường nhập khẩu thịt lợn vào trong nước.

Lê Thoa

Lê Thoa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Tại dự thảo Luật đã bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Nhận diện khó khăn, thách thức, tìm hướng tháo gỡ cho ngành địa ốc Đắk Lắk

Nhận diện khó khăn, thách thức, tìm hướng tháo gỡ cho ngành địa ốc Đắk Lắk

Hội thảo chuyên ngành địa ốc lần đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk đã diễn ra hôm nay (20/4). Hội thảo nhằm đánh giá, chia sẻ những cơ hội, nhận diện những khó khăn thách thức trong bối cảnh thị trường địa ốc hiện nay.
Thu giữ số lượng lớn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc tại chợ Tam Hiệp

Thu giữ số lượng lớn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc tại chợ Tam Hiệp

Mới đây Đội 7, Phòng cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 - Cục QLTT thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Qua đó thu giữ hơn một tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng với giá 25.450 đồng/USD, thấp hơn mức trần 23 đồng nhằm “hạ nhiệt” tỷ giá.
Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt

Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt

Lo ngại về tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọng điểm cà phê Việt Nam ảnh hưởng đến vụ tới tiếp tục đẩy thị trường đi lên.
TP.HCM: Tạm giữ nhiều vàng, trang sức không rõ nguồn gốc trị giá gần 500 triệu đồng

TP.HCM: Tạm giữ nhiều vàng, trang sức không rõ nguồn gốc trị giá gần 500 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa thực hiện kiểm tra đột xuất một số doanh nghiệp (DN) tư nhân kinh doanh vàng. Qua kiểm tra phát hiện, tạm giữ số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng.
Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Thời gian gần đây, thị trường ghi nhận hiện tượng giá căn hộ chung cư, đất nền, thổ cư tăng “chóng mặt", các chuyên gia bất động sản đưa ra lời khuyên khách hàng cần phải tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo.
Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Thời gian bắt đầu đấu thầu vàng miếng là 10 giờ sáng ngày 22/4/2024. Địa điểm đấu thầu tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (NHNN), số 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Nhu cầu mua vàng nhẫn tăng vọt, SJC giới hạn mỗi khách được mua tối đa 5 chỉ trong một lần giao dịch. Nhưng mức này là quá ít với nhiều người có nguyện vọng tích trữ và đầu tư.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động