Vốn đầu tư tăng nhưng thị trường bất động sản chưa thể hồi phục

TH&SP Mặc dù dòng vốn đầu tư vào bất động sản, bao gồm vốn FDI, tín dụng ngân hàng và trái phiếu DN vẫn ở mức cao, nhưng theo đánh giá đây là thời điểm thị trường chưa thể phục hồi lại ngay, phải chờ đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021 thì mới có thể ổn định trở lại.

Dòng vốn đầu tư tăng
Theo TS Lê Xuân Nghĩa – Chuyên gia kinh tế, năm 2020 có nhiều nhân tố tác động đến thị trường bất động sản (BĐS) được đánh giá là tích cực, đặc biệt là vấn đề tài chính. Trong 3 năm gần đây năng lực tài chính của khối ngân hàng thương mại tăng gấp đôi so với giai đoạn khủng hoảng trước năm 2017.

“Nhà nước đã có chính sách siết chặt tài chính – tín dụng, nhưng nguồn vốn đầu tư vào BĐS vẫn tăng trưởng, mặc dù tăng trưởng ở mức thấp, vốn ngân hàng được coi là dòng vốn dài hạn, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và đảm bảo cho thị trường BĐS có thể tồn tại. Việc giám sát chặt chẽ các nguồn vốn vay từ ngân hàng cho đầu tư kinh doanh BĐS là việc phải làm, nhưng thực tế qua nhiều phép thử không thấy có dấu hiệu “đóng băng” của thị trường” – ông Nghĩa nhìn nhận.

Dòng vốn đầu tư vào BĐS tiếp tục có dấu hiệu tăng trưởng ổn định (Ảnh: Doãn Thành).


Số liệu thống kê từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam năm 2019 đạt trên 38 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua, trong đó, thị trường BĐS cả nước thu hút được 3,88 tỷ USD, đứng thứ hai về các ngành, nghề thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước.

TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính, ngân hàng cho biết, cùng với nguồn vốn FDI đổ vào thị trường vẫn ở mức các, lĩnh vực BĐS còn đón nhận một nguồn vốn với hàng tỷ đô la Mỹ từ việc mua bán, sáp nhập, góp vốn.

“Tổng số vốn FDI bao gồm cả đầu tư mới và mua bán, sáp nhập, góp vốn đạt khoảng 4,8 tỷ USD, vốn từ nhóm DN thành lập mới có khoảng 80 nghìn tỷ đồng; vốn từ phát hành trái phiếu DN đạt 297 nghìn tỷ đồng, riêng trái phiếu từ nhóm các DN BĐS chiếm khoảng 38% tổng lượng trái phiếu được phát hành trên toàn thị trường. Nhưng vậy, nguồn tín dụng đối với thị trường BĐS ở thời điểm hiện tại là rất khả quan” – ông Lực cho hay.

Phục hồi vào cuối năm?

Theo đánh giá, mặc dù nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS vẫn ở mức cao và tăng trưởng ổn định trong thời gian gần đây, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang đến rủi ro cho thị trường, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ trái phiếu.

Chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Đoàn Văn Cương cho biết, vốn trái phiếu đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ xã hội, thay thế một phần nguồn vốn tín dụng, phù hợp với lộ trình hạn chế dần tín dụng ngân hàng vào BĐS. Nhưng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn một số bất cập, tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế và cho nhà đầu tư trái phiếu, cần phải được chấn chỉnh kịp thời. Chính phủ nên có những sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP nhằm tăng cường tính minh bạch, tính giải trình của doanh nghiệp, có cơ chế đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, nhưng chưa nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm này, nhất là trong điều kiện dịch cúm CoViD 19 đang tác động rất lớn đến nền kinh tế và dân sinh.

“Thị trường BĐS sẽ gặp khó khăn ít nhất là trong 3 quý đầu năm 2020. Từ thời điểm đầu năm 2019, nhiều nhà đầu tư đã “ôm” BĐS để đầu cơ, nhưng trong đó đa phần đều sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng, đến đầu năm 2020 đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết, “sức ì” của thị trường ngày càng gia tăng; cùng với đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đang khiến cho nhiều nhà đầu tư lâm vào tình cảnh khó khăn và gặp sức ép lớn từ những chi phí tài chính liên quan đến tiền lãi ngân hàng” – ông Cương nhìn nhận.

Các chuyên gia nhận định thị trường sẽ bắt đầu phục hồi trở lại từ quý III/2020 (Ảnh: Doãn Thành).


Cũng theo ông Đoàn Văn Cương, đây là thời điểm dòng vốn đổ vào thị trường BĐS diễn ra một cách thận trọng, cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đều cẩn trọng trong việc đưa vốn vào thị trường.

“Có ba nguyên nhân để lý giải điều này: Thứ nhất, đại dịch Covid-19 đang gây ra những hiệu ứng tiêu cực, khiến các hoạt động kinh doanh đình trệ; Thứ hai, là tính pháp lý của nhiều dự án vẫn chưa rõ ràng, nhiều dự án nằm trong vùng vi phạm quyền về đất đai và quyền kinh doanh; Thứ ba, là chính sách giảm tín dụng BĐS của Nhà nước từ năm 2019, khiến cho các DN phải tạm dừng dự án để cơ cấu lại danh mục kinh doanh” – ông Cương phân tích.

Trước thực trạng của thị trường hiện nay, ông Đoàn Văn Cương cho rằng, thị trường BĐS tại TP Hồ Chí Minh sẽ phải chờ đến quý IV/2020 và sang năm 2021 mới có thể phục hồi lại.

“Thời điểm hiện tại, thị trường BĐS không có dấu hiệu “đóng băng”, một số dự án đã được cấp phép đang tiếp tục rậm rịch triển khai, nên thị trường vẫn có sản phẩm để giao dịch, các chủ đầu tư đang cơ cấu lại danh mục kinh doanh số lượng sản phẩm sẽ ít đi, nhưng không có dấu hiệu mất thanh khoản trên thị trường” – ông Cương nhận định.

Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, từ nay đến hết quý III/2020 thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng và chưa thể phục hồi ngay lại trước những khó khăn từ năm 2020 và những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay.

“Xét về tổng thể thị trường bất động sản năm 2020, cầu có thể tăng, giá cũng có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng đến cuối năm 2020, thị trường có thể trở lại "bình thường", mức độ phục hồi đều đặn như những năm gần đây” – ông Nghĩa nhận định.

Theo KTĐT

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Mới đây, VASEP đã có Công văn báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, bất cập đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2024.
VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động