Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.

Từ ngày 01/7/2025, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ có bước chuyển lớn khi Nghị định số 156/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Đây là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, do Chính phủ ban hành ngày 16/6/2025, nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn.

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Bản Nà Tâu (Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La) - Ảnh: Tiến Luyến

Nới trần tín dụng không cần tài sản đảm bảo

Một trong những nội dung nổi bật của Nghị định mới là nâng hạn mức cho vay không có tài sản bảo đảm – yếu tố được xem là rào cản lớn nhất trong tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp nông thôn. Theo đó, tổ chức tín dụng được phép xem xét cho vay tối đa:

300 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình (trước đây chỉ 100 – 200 triệu đồng);

500 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, tổ hợp tác (tăng từ mức 300 triệu đồng);

3 tỷ đồng cho chủ trang trại (tăng gấp rưỡi – gấp ba lần);

5 tỷ đồng cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (tăng từ mức 1 – 3 tỷ đồng trước đó).

Sự điều chỉnh này mở ra dư địa lớn để các chủ thể kinh tế tại khu vực nông thôn – vốn chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ – có thêm nguồn lực mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ và nâng cao giá trị gia tăng.

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Sản xuất hữu cơ tại Mộc Châu - Sơn La. Ảnh: Tiến Luyến

Cắt giảm thủ tục, trao quyền linh hoạt cho ngân hàng

Bên cạnh tăng hạn mức tín dụng, Nghị định 156/2025/NĐ-CP cũng tạo bước tiến mạnh về cải cách thủ tục hành chính. Các giấy tờ như “xác nhận chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” hoặc “xác nhận đất không có tranh chấp” do UBND cấp xã xác nhận sẽ được bãi bỏ. Người vay và tổ chức tín dụng có thể chủ động thỏa thuận về tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất – điều này không còn là điều kiện bắt buộc như trước.

Đáng chú ý, Nghị định mới giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyền quy định cụ thể về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay nông nghiệp. Việc phân cấp này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại linh hoạt hơn trong xử lý nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, phù hợp với tinh thần của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024.

Lần đầu tiên ưu đãi đặc biệt cho sản xuất hữu cơ và tuần hoàn

Một điểm mới mang tính đột phá của Nghị định là việc bổ sung cơ chế tín dụng ưu đãi riêng cho các dự án nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn – hai lĩnh vực đang được khuyến khích phát triển theo hướng bền vững.

Cụ thể, khách hàng vay vốn cho các dự án này có thể được cấp vốn lên tới 70% giá trị dự án mà không cần tài sản bảo đảm. Trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản biến động... thì sẽ được xem xét khoanh nợ, giữ nguyên nhóm nợ để không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn sau này. Đây là điểm cộng lớn, khuyến khích các chủ thể đổi mới mô hình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nghị định cũng điều chỉnh, làm rõ khái niệm “khu vực nông thôn” theo hướng linh hoạt hơn. Theo đó, nông thôn được xác định là địa bàn hành chính cấp xã (không bao gồm các phường), đồng thời mở rộng sang các đặc khu có mô hình quản lý tương đương. Điều này giúp chính sách tín dụng dễ áp dụng hơn ở các vùng ven đô, khu vực chuyển đổi hành chính, tránh bị giới hạn bởi ranh giới hành chính cứng nhắc.

Động lực mới cho thương hiệu nông sản và doanh nghiệp nông thôn

Việc mở rộng hạn mức tín dụng không tài sản, giảm rào cản hành chính và khuyến khích mô hình sản xuất hữu cơ sẽ tạo đòn bẩy mạnh mẽ để xây dựng thương hiệu hàng hoá nông sản, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Với chính sách tín dụng linh hoạt, minh bạch và gắn với chuyển đổi mô hình sản xuất, Nghị định 156/2025/NĐ-CP không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn vốn cho khu vực nông thôn mà còn thúc đẩy hình thành những doanh nghiệp nông nghiệp mạnh, có thương hiệu, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tiến Luyến

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Ngày 11/7, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Hội thảo quy tụ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, bảo vệ hàng Việt và tăng hiệu quả quản lý thị trường nội địa.
Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Sáu tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam khi lượng khách quốc tế tăng trưởng ấn tượng. Các chính sách thị thực thông thoáng, chiến lược quảng bá linh hoạt và sự phục hồi của các thị trường trọng điểm được cho là các động lực chính đưa ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt trội.
Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Trong khuôn khổ chuyến thăm Brazil tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô cá tra, basa, rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil, và lô thịt bò đầu tiên của Brazil vào Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước khởi đầu trong chuỗi hợp tác thương mại nông - thủy sản giữa hai nền kinh tế đang nổi mà còn mở ra nhiều cơ hội chiến lược trong lĩnh vực lương thực, năng lượng sinh khối và công nghiệp thực phẩm.
Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo đó, Việt Nam cam kết bảo đảm xuất khẩu gạo ổn định cho Malaysia, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng lương thực bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không. Người dân cần lưu ý sẽ có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y học hiện đại diễn ra sáng 4/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm”. Việc phát triển y dược cổ truyền (YDCT) không chỉ đóng vai trò bảo tồn di sản y học dân tộc mà còn mở ra hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên Việt Nam – một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng.
Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động