Lộ diện hàng loạt doanh nghiệp sản xuất phân bón giả tại Bình Phước

TH&SP Phân bón giả không chỉ “móc túi” nông dân trực tiếp, mà còn gián tiếp làm cây trồng mất mùa, đất đai thoái hoá, hậu quả khôn lường.

Thời gian qua, tình trạng nông dân khu vực Đông Nam bộ, nhất là Bình Phước bị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón thiếu đạo đức “móc túi” bằng cách cung ứng hàng kém chất lượng, thậm chí hàng giả khiến họ điêu đứng. Trước tình trạng không ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón thiếu đạo đức, hoạt động bát nháo, cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước đã phát hiện nhiều doanh nghiệp cung ứng phân bón giả, kém chất lượng.

Đứng đầu danh sách bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước xử phạt về hành vi buôn bán hàng giả là cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) Phú Nghĩa tại thôn 1 đường 10, huyện Bù Đăng. Tại đây cơ quan chức năng phát hiện kinh doanh phân bón giả (có chất lượng dưới 70% công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm) là sản phẩm Phân bón gốc hoà tan RICH NPK 15-15-15 +TE của Công ty VTNN Hưng Thịnh Phát sản xuất ngày 15/10/2019 (có thời gian sử dụng là 2 năm). Cơ quan chức năng đã phạt 30 triệu đồng về hành vi kinh doanh phân bón giả đối với Cửa hàng VTNN Phú Nghĩa.



Cơ quan chức năng kiểm tra tình hình kinh doanh phân bón. Ảnh: Đức Trung.


Cũng bị xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả là Cửa hàng VTNN Thành Nam ở ấp 3, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú. Tại cửa hàng này cơ quan chức năng phát hiện kinh doanh sản phẩm Phân bón gốc hỗn hợp NPK ROCKET 20-20-15 của Công ty TNHH Sản xuất Việt Áo. Dù sản phẩm Phân bón gốc hỗn hợp NPK ROCKET 20-20-15 có hạn sử dụng đến 03 năm kể từ ngày 30/8/2019 – 30/8/2022, nhưng khi đi kiểm tra chất lượng thì hỡi ôi, chỉ dưới 70% so với công bố (phân bón giả). Trước mắt, cơ quan chức năng đã phạt Cửa hàng VTNN Thành Nam 15 triệu đồng.

Một công ty khác cũng cung ứng hàng giả để bán cho nông dân nhưng có tên khá “kêu” đó là Công ty TNHH Phân bón Nhật Bản. Tại cửa hàng VTNN Thanh Phong ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An (Hớn Quản), cơ quan chức năng phát hiện kinh doanh Phân bón gốc Trung lượng Super Tân Nông Nhật Bản (sản xuất ngày 11/5/2019 có hạn sử dụng 24 tháng). Dù gắn “mác” Nhật Bản nhưng kiểm tra cho thấy đây Phân bón gốc Trung lượng Super Tân Nông Nhật Bản là phân bón giả vì có hàm lượng dưới 70%. Cơ quan chức năng đã phạt Cửa hàng VTNN Thanh Phong 15 triệu đồng.

Cũng bị xử phạt về hành vi kinh doanh phân bón giả là Cửa hàng VTNN Trung Vân ở ấp Văn Hiên II, xã Phước An, Hớn Quản. Tại cửa hàng Trung Vân cơ quan chức năng đã phạt 8 triệu đồng vì kinh doanh phân bón giả - đó là sản phẩm Phân bón gốc: Lân Đen Humic + TE (Trung lượng) của Công ty TNHH & DV Tuấn Nông sản xuất ngày 15/7/2019 có hạn sử dụng 03 năm. Sản phẩm Phân bón gốc: Lân Đen Humic + TE sau khi cơ quan chức năng lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng, kết quả cho thấy hàm lượng chỉ dưới 70% so với công bố.

Bị phạt 8 triệu đồng về hành vi kinh doanh phân bón giả là Cửa hàng VTNN Tân Nông tại thôn 4, xã Đa Kia (Bù Gia Mập). Cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng Tân Nông kinh doanh Phân bón rễ Trung Vi Lượng Đại Long sản xuất ngày 1/5/2019 của Công ty CP Thương mại phân bón Lân Đại Long. Qua kiểm tra cho thấy chất lượng của phân bón rễ trung, vi lượng Đại Long chỉ dưới 70 % (phân bón giả).

Cũng tại huyện Bù Gia Mập, cơ quan chức năng phát hiện Cửa hàng VTNN Lê Huy ở thôn Đức Lập, xã Phú Nghĩa có hành vi kinh doanh phân bón giả. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện Phân bón rễ cải tạo đất – Siêu hạ phèn Super Lân Roots của Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Quỳnh sản xuất ngày 23/7/2019 có hạn sử dụng 24 tháng là hàng giả (chất lượng kiểm tra dưới 70%). Cơ quan chức năng đã xử phạt 15 triệu đồng đối với Cửa hàng VTNN Lê Huy về hành vi buôn bán hàng giả.



Lấy mẫu phân bón đi kiểm tra. Ảnh: Đức Trung.


Có cái tên cũng rất “kêu” trong làng phân bón nhưng lại bị phát hiện cung ứng phân bón giả cho bà con nông dân là Công ty CP Phân bón Việt Áo. Tại cửa hàng VTNN Hồng Xiêm ở ấp Bù La, xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) cơ quan chức năng phát hiện tại đây kinh doanh phân bón giả là sản phẩm Phân Trung lượng bón rễ Việt Anh 01 sản xuất ngày 30/5/2019 có hạn sử dụng 02 năm. Qua kiểm tra chất lượng, Phân trung lượng bón rễ Việt Anh 01 chỉ đạt dưới 70%; do đó cơ quan chức năng đã phạt Cửa hàng VTNN Hồng Xiêm 15 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả.

Cơ quan chức năng cũng phát hiện phân bón giả của Công ty CP Đầu tư & Phát triển Thiên Hoà đang được Cửa hàng VTNN Hưng Thọ ở ấp 2, xã Lộc Hưng, Lộc Ninh cung cấp cho nông dân. Tại đây, cơ quan chức năng đã lấy mẫu phân bón gốc Trung lượng + TE bổ sung Acid Humic + bột cá sản xuất ngày 5/9/2018 có hạn sử dụng 3 năm đi kiểm tra. Kết quả cho thấy chất lượng sản phẩm phân bón gốc Trung lượng + TE bổ sung Acid Humic + bột cá chỉ dưới 70% so với công bố. Cơ quan chức năng đã phạt Cửa hàng Hưng Thọ 15 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả.

Cơ quan chức năng cho biết, cả nước hiện có trên 5.000 loại phân bón khác nhau đang được lưu thông. Thực tế, do lợi nhuận mang lại rất lớn nên các đối tượng không từ bất cứ thủ đoạn nào để làm phân bón giả. Trong khi tác hại của phân bón giả là cực lớn; về kinh tế tại Việt Nam ước tính mỗi năm phân bón giả đã “móc túi” hàng ngàn tỷ đồng của nông dân; ngoài ra còn gây thoái hoá đất đai, cây trồng ảnh hưởng, mất năng suất thậm chí mất mùa.

Theo Báo điện tử Nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bình Định: Phát hiện hàng chục tấn đường nhập lậu

Bình Định: Phát hiện hàng chục tấn đường nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định phát hiện tổng 74 tấn đường có tổng giá trị hơn 1,2 tỷ đồng, không có hóa đơn chứng từ.
Nghệ An: Tạm giữ lô dao cạo râu giả thương hiệu tại 1 siêu thị

Nghệ An: Tạm giữ lô dao cạo râu giả thương hiệu tại 1 siêu thị

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 tỉnh Nghệ An phát hiện 1 siêu thị bày bán hàng chục sản phẩm dao cạo râu và lưỡi cạo râu gắn nhãn hiệu Gillete Vector và Agirlet super men.
Cần Thơ: Xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, Nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

Cần Thơ: Xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, Nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ đã kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng trong quý I/2024.
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá nhập lậu

Lực lượng chức năng phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Sóc Trăng tiến hành tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Vĩnh Phúc: Xử phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Vĩnh Phúc: Xử phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi tiếp tục kinh doanh xăng dầu sau khi giấy phép kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực.
Quảng Ninh: Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 12 vi phạm

Quảng Ninh: Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 12 vi phạm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội QLTT tiến hành rà soát và kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn toàn tỉnh.
Hưng Yên: Xử phạt 50 triệu đồng 1 công ty kinh doanh thép không rõ nguồn gốc

Hưng Yên: Xử phạt 50 triệu đồng 1 công ty kinh doanh thép không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 tỉnh Hưng Yên phối hợp với Phòng PC03 thu giữ 3 tấn thép không gỉ không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Bình: Xử phạt 90 triệu đồng, tịch thu máy phát điện nhập lậu hơn 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Xử phạt 90 triệu đồng, tịch thu máy phát điện nhập lậu hơn 1,2 tỷ đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Quảng Ngãi: Phát hiện xe tải vận chuyển hơn 33.000 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Quảng Ngãi: Phát hiện xe tải vận chuyển hơn 33.000 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Quảng Ngãi phát hiện phương tiện ô tô tải vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu DOVE, P/S, SUNSILK của Công ty Unilever.
Quảng Ninh: Xử phạt 70 triệu đồng vì bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Xử phạt 70 triệu đồng vì bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh phát hiện 500 gói thực phẩm gồm bánh, kẹo, mứt… không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá gần 50 triệu đồng.
TP.HCM: Tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP.HCM: Tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM tiến hành tiêu hủy 41.317 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hơn 1.4 tỷ đồng.
Tây Ninh: Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Tây Ninh: Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 đã tiến hành xử phạt hộ kinh doanh 7,5 triệu đồng về hành vi buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Phú Thọ: Phát hiện gần 100 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phú Thọ: Phát hiện gần 100 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh phát hiện 100 sản phẩm máy hút thuốc lá điện tử và tinh dầu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giám sát tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ yếu là các loại cá hấp, chả mực, râu bạch tuộc, ngọc kê gà…
Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Đội Quản lý thị trường số (QLTT) 1 tỉnh Phú Yên phát hiện xe tải chở 16.000 sản phẩm có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Đồng Tháp tiến hành khám phương tiện vận chuyển 4.500 sản phẩm phân bón các loại trên nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra xe ô tô khách mang biển số 29B-141.19 và phát hiện hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.
Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Nhà chức trách tỉnh Bình Định vừa tổ chức tiêu huỷ gần 10.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, hết hạn sử dụng bị tịch thu các loại thuộc diện tiêu hủy.
TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 TP Hồ Chính Minh phát hiện 748 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu TRANSINO, Vaseline và Lu Lan Zi.
Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme đã chính thức giới thiệu Narzo 70 Pro 5G tại Ấn Độ, mang đến thiết kế bắt mắt, hiệu năng mạnh mẽ và camera ấn tượng.
An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh An Giang đã kiểm tra và phát hiện 3 phương tiện vận chuyển hàng háo nhập lậu, hàng háo không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.
Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Tuyên Quang tiến hành giám sát tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50.000.000 đồng.
Quảng Bình: Tạm giữ 26 điện thoại iPhone không rõ nguồn gốc tại hai cửa hàng

Quảng Bình: Tạm giữ 26 điện thoại iPhone không rõ nguồn gốc tại hai cửa hàng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình tịch thu 26 iPhone không hóa đơn chứng từ tại hai cửa hàng có tổng giá trị 136,9 triệu đồng.
Quảng Bình: Tiêu hủy 850 mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo nhãn hiệu

Quảng Bình: Tiêu hủy 850 mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thực hiện việc buộc tiêu hủy 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo nhãn hiệu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động