Hà Nội phạt nhiều chủ đầu tư chậm bàn giao phí bảo trì

TH&SP Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã có 632 ban quản trị nhà chung cư được thành lập, tuy nhiên chỉ mới 399 tòa đã bàn giao kinh phí bảo trì.

Theo phản ánh của cử tri, phần lớn những chung cư chậm bàn giao kinh phí bảo trì tập trung ở các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Xuân.

Đơn cử như quận Bắc Từ Liêm, có 114 chung cư thuộc diện phải lập ban quản trị và bàn giao quỹ bảo trì. Song, chỉ có 76/114 tòa chung cư đã thành lập ban quản trị, và trong số đó có tới 22 tòa chưa bàn giao quỹ bảo trì.



Mới có 399/632 nhà chung cư bàn giao phí bảo trì

Hay ở quận Nam Từ Liêm là một trong những quận có số lượng tòa chung cư cao nhất TP với 117 KĐT, khu nhà ở, chung cư chia thành 159 tòa nhà. Tuy nhiên, trong đó có 32 tòa nhà chưa được thành lập ban quản trị và 37 tòa nhà chưa tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì 2%.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở quận Thanh Xuân. Quận này có 112 tòa chung cư đã đưa vào sử dụng, nhưng chỉ mới có 90 tòa thành lập Ban quản trị và 7 tòa chưa bàn giao phí bảo trì.

Trước thực trạng này, Sở Xây dựng đã kiểm tra 79 nhà chung cư, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp với số tiền 860 triệu đồng.

Dễ xảy ra bất cập từ chủ đầu tư đến ban quản trị

Theo Luật sư Đặng Thành Ngữ, thành viên của Công ty Luật TNHH Đức Thành thuộc Đoàn Luật sư TP HCM, phí bảo trì được hiểu là chi phí dùng để cải tạo, sửa chữa những hạng mục, hệ thống của tòa nhà sau khi được đưa vào sử dụng (thường là 2%).

Khi mua nhà, người mua sẽ nộp phí bảo trì cho chủ đầu tư. Sau khi ban quản trị tòa nhà được thành lập, chủ đầu tư sẽ bàn giao số tiền này cho ban quản trị.

Đây là số tiền không hề nhỏ, do đó hoàn toàn có thể xảy ra những bất cập, chẳng hạn chủ đầu tư sử dụng không đúng mục đích, hoặc chủ đầu tư "bắt tay" với ban quản trị để quản lí số tiền này. Thậm chí, không ít trường hợp bản thân những người được cư dân bầu vào ban quản trị cũng có thể nảy sinh lợi ích nhóm.

"Luật Nhà ở năm 2014 quy định, chủ đầu tư phải bàn giao phí bảo trì trong 7 ngày kể từ khi ban quản trị được thành lập, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Tuy nhiên, để đi đến quyết định cưỡng chế, ban quản trị sẽ tốn không ít thời gian và công sức. Bên cạnh đó, chế tài xử lí của pháp luật đối với hành vi này hiện vẫn chưa đủ mang tính răn đe với các chủ đầu tư", ông Ngữ nói.



Dọc đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân) có đến hai chung cư chậm bàn giao phí bảo trì


"Chủ đầu tư lớn thường minh bạch về phí bảo trì"

Tình trạng chậm bàn giao phí bảo trì chung cư là câu chuyện "cũ mà mới". Đã từng có nhiều dự án, chủ đầu tư "om" tiền vài năm, thậm chí cả hàng chục năm.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Quản lý và bảo trì toà nhà Việt Nam (VBMA) nhận định, khoảng 1-2 năm trở lại đây, tình trạng chậm bàn giao phí bảo trì chung cư nhìn chung đã giảm. Các chủ đầu tư ngày càng làm việc chuyên nghiệp, công khai và minh bạch.

"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm bàn giao quỹ bảo trì: Do năng lực của chủ đầu tư; do thỏa thuận khi mua bán nhà không rõ ràng hoặc chủ đầu tư chiếm dụng sai mục đích, nhập số tiền này vào tài khoản của mình để kinh doanh...", ông Hùng nói.

Bản thân từng mua nhà chung cư, ông Hùng cho rằng người mua nhà cần ý thức được lợi ích của mình, đầu tiên cần tìm hiểu về năng lực của chủ đầu tư, về những dự án đã đi vào hoạt động trước đó của họ.

Bên cạnh đó, khi thực hiện hợp đồng mua bán, ưu tiên lựa chọn điều khoản nộp phí bảo trì vào một tài khoản được chủ đầu tư lập riêng, không liên quan đến tài khoản mua bán căn hộ. Những chủ đầu tư lớn thường công khai, minh bạch số tiền 2% này.

"Vừa qua tôi có trao đổi với Sở Xây dựng TP Hà Nội. Thời gian sắp tới, Sở sẽ tập trung rà soát, thanh tra về hoạt động của các chung cư trên địa bàn TP, đặc biệt là vấn đề bàn giao quỹ bảo trì theo quy định", ông Hùng cho biết.

Các quận nói gì về tình trạng chậm bàn giao phí bảo trì?

Theo UBND quận Bắc Từ Liêm, việc nhiều tòa chung cư chậm bàn giao quỹ bảo trì là bởi không có cơ chế kiểm tra, giám sát nên hầu hết chủ đầu tư đều nhập vào tài khoản của mình, chiếm dụng tiền bảo trì để kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc quyết toán kinh phí bảo trì cần sự thống nhất giữa chủ đầu tư và ban quản trị. Tuy nhiên trong trường hợp chủ đầu tư cố tình không bàn giao với lí do chưa quyết toán được, cơ chế xử lí còn nhiều vướng mắc.

Về phía quận Thanh Xuân, UBND quận cho biết, trong số 7 tòa chưa bàn giao kinh phí bảo trì, có 3 tòa nhà tái định cư ở phường Nhân Chính kinh phí bảo trì thấp, ban quản trị chưa đề nghị chủ đầu tư bàn giao; tòa chung cư 282 Nguyễn Huy Tưởng vừa mới thành lập ban quản trị; chung cư PVV - VINAPHARM ở phường Thanh Xuân Trung chủ đầu tư sử dụng phí bảo trì không đúng mục đích.

Một số chung cư khác như Star Tower ở phường Khương Trung hay chung cư Riverside Garden ở phường Khương Đình thì chưa xác định được phần kinh phí bảo trì cụ thể nên chưa bàn giao.

Khánh An

Khánh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 59,3 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023; nhập khẩu 54,6 tỷ USD, tăng 19% và nhờ đó cả nước xuất siêu 4,7 tỷ USD. Kết quả này lộ diện cơ hội và thách thức qua các mặt hàng cùng các thị trường.
Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn yếu. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, lỏng lẻo, do chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị nông sản.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Dù đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 34 năm qua, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Từ đầu năm 2024 đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, rau quả, gạo. Trong đó, 3 nhóm hàng mới đạt kim ngạch tỷ đô tính trong 2,5 tháng đầu năm là cà phê, rau quả và gạo.
Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt đang “tự gõ vào chân mình" khi tự đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán. Tình trạng này khiến hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân trong nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận, nhiều nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng.
Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tương đối thuận lợi. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.
Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1 - 15/3), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 16,67 tỷ USD. Đáng chú ý, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

Thời gian tới, An Giang sẽ đổi mới việc xúc tiến thương mại; hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.
Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Brazil đang áp dụng tiêu chuẩn phụ gia, phốt phát và thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phụ gia đối với cá tra Việt Nam không phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng thị trường. Hiện vấn đề này cần phía Brazil xem xét lại.
Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Mặc dù đạt kết quả xuất khẩu cao trong năm vừa qua, song từ giữa năm 2023 và nhất là từ năm 2024 trở đi, xuất khẩu thép sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức có thể tác động tới xuất khẩu của ngành.
Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt con số 1 tỉ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…
Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, cao hơn 18 lần so với mức 1,6 triệu USD cùng thời điểm 2023.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Đối với thị trường Canada, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường này vẫn rất khả quan, bởi Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Anh.
Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những tháng đầu năm nay, với nhiều điểm đột phá. Các chuyên gia nhận định, với "cánh cửa" mở rộng tại nhiều thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2024 hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 55 tỷ USD.
Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 558 tấn và thu về 3,4 triệu USD trong tháng 2/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta thu về 7,9 triệu USD với 1.437 tấn hoa hồi, giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang 6 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng trị giá 19,31 triệu USD, giảm 13% so với mức 22,2 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Hiện nay giá cà phê đang tăng mạnh, nên dù sản lượng cà phê xuất khẩu ra thế giới có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 4,5 - 5 tỉ USD trong năm 2024.
Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Theo VASEP, Việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ, xu hướng của thế giới, tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) còn rất nhiều dư địa để khai thác.
Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Đây là mặt hàng hiếm hoi tăng trưởng dương so với tháng trước và có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng.
Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines và dự kiến trong năm 2024 Philippines có thể nhập tới 4,1 triệu tấn gạo, đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc. Dự báo, năm 2024 xuất khẩu chuối đạt khoảng 310 - 312 triệu USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đến hết tháng 2/2024 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023 và hiện đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. Các Hiệp định Thương mại tự do được Việt Nam phê chuẩn tiếp tục là “cú hích”, cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa.
Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Kinh tế thế giới vẫn bất ổn, báo hiệu một năm không ít khó khăn với xuất khẩu dệt may, buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có biện pháp ứng phó linh hoạt và nỗ lực tìm hướng đi mới.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Kinh tế của quốc gia thịnh vượng nhất châu Âu này trong năm 2024 cũng dự báo còn nhiều thách thức, điều này dẫn đến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại trong năm 2024.
Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa

Xuất khẩu tôm sang Australia còn nhiều dư địa

Dù chỉ là thị trường tiêu thụ tôm đứng thứ 5 của Việt Nam nhưng Australia được coi là thị trường tiềm năng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường này ngày một cao. Trong khi trình độ chế biến tôm của các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động