Thách thức giải tỏa công suất nhà máy điện năng lượng tái tạo

TH&SP Theo kết quả tính toán khả năng giải tỏa công suất các nhà máy điện mặt trời, điện gió đến hết tháng 1/2020 vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố, khả năng đầy tải, quá tải truyền tải điện vẫn là rất lớn đối với các dự án điện năng lượng tái tạo đã ký hợp đồng mua bán điện và đang đàm phán hợp đồng.

Nguy cơ quá tải còn lớn

Cụ thể, trong trường hợp các dự án điện mặt trời và điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện đi vào vận hành, tình trạng đầy tải sẽ xảy ra ở 2 địa phương là Đắk Nông và Bình Định. Trong khi đó, tình trạng quá tải vẫn tiếp diễn tại các địa phương như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận… trên các trục đường dây 220kV Đa Nhim - Đức Trọng, đường dây 220kV Đức Trọng - Di Linh, đường dây 110kV Tháp Chàm - Ninh Phước - Tuy Phong - Phan Rí, đường dây 220kV Dốc Sỏi - Quảng Ngãi…

Ngoài ra, khả năng đầy tải và quá tải cũng có nguy cơ lớn xảy ra đối với trường hợp các dự án điện nặng lượng tái tạo đã ký hợp đồng PPA và các dự án đang đàm phán PPA vào vận hành. Cụ thể, khả năng đầy tải vẫn tiếp diễn ở đường dây 110kV Phan Thiết – Mũi Né, Máy biến áp 500kV Vĩnh Tân; quá tải ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Ninh Thuận, Bình Thuận…).


czv

Ảnh minh họa


So với kết quả tính toán khả năng giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng tái tạo đến tháng 11/2019 được EVN công bố trước đó, khả năng quá tải ở các đường dây 500/220/110kV đã giảm bớt, song chưa đáng kể.

Theo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, tình trạng trên xuất phát từ một số dự án đang thi công giải tỏa công suất cho các dự án điện năng lượng tái tạo gặp một số khó khăn liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhất là các thủ tục thông qua chủ trương cho chuyển đổi đất rừng thành đất tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng. Đơn cử như ở Trạm biến áp 220kV Nha Trang - Tháp Chàm, theo kế hoạch, trạm biến áp này phải hoàn thành trong quý IV/2019. Tuy nhiên, có tới hàng chục vị trí qua rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng và Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh và đấu nối cũng gặp vướng mắc khi chưa được đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Theo Báo cáo cập nhật về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) vừa được Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực công bố gần đây, một số công trình lưới điện quan trọng chưa thể đưa vào vận hành hoặc chưa thể khởi công năm 2019 do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhất là tại các thành phố lớn; vướng mắc liên quan chuyển đổi đất rừng, thủ tục đầu tư qua nhiều bước, thời gian kéo dài.

Khẩn trương giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo

Nhằm đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới, tại buổi làm việc với EVN hôm 13/2, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu EVN cần đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện, đặc biệt đối với các dự án giải tỏa công suất nguồn điện năng lượng tái tạo, bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, tập trung cho đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh…

Đề nghị nêu trên cũng là một trong những giải pháp được Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực đề xuất trong Báo cáo cập nhật về tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Đó là cần khẩn trương đầu tư, xây dựng và hoàn thành các đường dây và trạm biến áp 500/220/110kV giải tỏa công suất các trung tâm điện lực, các nguồn năng lượng tái tạo tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, các nguồn thủy điện nhỏ ở khu vực miền núi phía Bắc.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực đề nghị các địa phương cần giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án điện, nhất là các đường dây, trạm đấu nối đồng bộ với phát điện nhà máy, các dự án điện cấp bách, các dự án giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương trong tỉnh/thành phố phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư xử lý dứt điểm và quyết liệt các vướng mắc về giải phóng mặt bằng; có phương án hỗ trợ bảo vệ thi công hoặc cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.

Theo Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tổng nhu cầu đầu tư dự án hơn 470 triệu USD (tương đương gần 11.800 tỷ đồng). Trong đó, vay World Bank khoảng 360 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng); vốn đối ứng trong nước hơn 112 triệu USD.
Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP

Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP

Điểm nổi bật trong phát triển các sản phẩm OCOP tại Điện Biên chính là sản phẩm OCOP được bày bán tại các điểm du lịch tạo thêm sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến Điện Biên và “níu” chân du khách lưu trú lâu hơn tại các điểm đến.
Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trà được đảm bảo chất lượng nhờ kiểm nghiệm định kỳ và công bố tiêu chuẩn.
Bánh chưng Kim Oanh

Bánh chưng Kim Oanh

Trải qua 30 năm gìn giữ và phát triển, thương hiệu bánh chưng Kim Oanh đã trở thành cái tên quen thuộc ở mảnh đất xứ Thanh.
Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong năm 2024, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP; nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
Trứng vịt Đồng Ngâu

Trứng vịt Đồng Ngâu

Trứng vịt Đồng Ngâu là lựa chọn tốt với chất lượng đảm bảo, an toàn cho sức khỏe với quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap.
Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị

Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 264.094 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch 906,5 triệu USD.
Cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục thị trường thế giới

Cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục thị trường thế giới

Sau hơn 10 năm nỗ lực đàm phán, hàng chục tấn xoài hạt lép, xoài keo, xoài tượng da xanh của tỉnh An Giang đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Từ đây, mở ra cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục các thị trường khó tính.
Nấm linh chi Hoàng Hậu

Nấm linh chi Hoàng Hậu

Nấm Linh Chi Hoàng Hậu được trồng theo quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tại Thanh Hóa, mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng cao với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động