CPI tháng 10/2021 có thể giảm 0,15%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 có thể giảm 0,1 - 0,15% và đang “trong tầm kiểm soát”, theo Bộ Tài chính.

Thông tin này được ông Tạ Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Tài chính – nêu tại cuộc họp công tác điều hành giá quí 3, kịch bản điều hành quí 4 và đầu năm 2022, diễn ra ngày 26/10.

Ông Tuấn cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng đầu năm cơ bản nằm trong kịch bản. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI tháng 10 dự báo giảm 0,1 - 0,15%. Bình quân 10 tháng CPI tăng 1,81 - 1,83% so với cùng giai đoạn năm 2020. Với dữ liệu này, từ nay đến cuối năm CPI bình quân tăng khoảng 2%, theo ông Tuấn.

Trước đó, ông Tuấn cho biết chỉ số CPI tháng 9 tăng 2,06%, còn bình quân 9 tháng tăng 1,82% so với cùng giai đoạn năm 2020 – mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Về xu hướng thay đổi của mặt bằng giá cả thị trường từ đầu năm đến nay, ông Tuấn cho rằng có sự “tăng giảm đan xen”. Theo đó, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới.

CPI tháng 10/2021 có thể giảm 0,15%
Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp ngày 26/10.

Về mặt bằng giá cả cuối năm, ông Tuấn cho biết việc này sẽ chịu tác động từ sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu như thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, giá xăng dầu…

Các mặt hàng này, theo ông Tuấn, tăng chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển logistics và giá thế giới tăng mạnh đẩy giá trong nước đi lên. Nhưng ông cho rằng, lạm phát năm nay vẫn đảm bảo trong tầm kiểm soát và ở mức thấp.

Với năm 2022, ông dự báo áp lực lạm phát là rất lớn khi khủng hoảng năng lượng có thể trở nên trầm trọng. Ngoài ra, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước sẽ tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước.

Vì vậy, việc quản lý, điều hành giá các tháng còn lại của năm 2021 và thời gian đầu năm 2022 phải tiến hành theo hướng thận trọng, linh hoạt và kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu cũng như hỗ trợ mục tiêu kép của Chính phủ.

Việc này, theo ông Tuấn, nhằm giữ ổn định mặt bằng giá, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, năm 2022 – thời điểm nhiều nước bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất – sẽ khiến nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng tăng cao.

Với Việt Nam, Phó thủ tướng cho rằng dịch bệnh được kiểm soát tốt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, gây khó khăn cho sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hoá và áp lực với công tác điều hành giá.

Vì vậy, ông yêu cầu các bộ, ngành nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022.

“Đây là những việc Ban chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Ông đề nghị các bộ, ngành điều hành linh hoạt, sát với tình hình thị trường và phải giữ ổn định giá các hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, điện, thực phẩm… Việc này giúp bảo đảm kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Theo đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Vân Phong
Saigontimes

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Trong Quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, nhưng hiện nay diện tích trồng sầu riêng đã vượt gấp đôi so với định hướng phát triển sầu riêng trong đề án phát triển.
Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng"

Chuyên gia: Giá vàng biến động khó lường, không nên đầu tư "lướt sóng"

Nhu cầu mua vàng hiện lên rất cao, các nhà đầu tư cần thận trọng, nên chia nhỏ dòng vốn vào các kênh đầu tư khác để tránh thua lỗ.
Giá xăng được dự báo tăng nhẹ tại kỳ điều hành ngày mai (2/5)

Giá xăng được dự báo tăng nhẹ tại kỳ điều hành ngày mai (2/5)

Theo dự báo, giá xăng trong nước ngày mai (2/5) có thể tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan điều hành chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Tại các siêu thị và trung tâm thương mại ở Hà Nội, không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10 đến 20% dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 vào sáng nay (25/4) đã bị huỷ theo quy định do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Các chuyên gia cho rằng khối lượng tối thiểu đặt thầu cũng như mức giá đặt cọc ở phiên sáng nay rất bất hợp lý.
Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Ngân hàng Nhà nước cho biết có 2 đơn vị bỏ thầu với khối lượng trúng là 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu của Ngân hàng Nhà nước.
Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định cho nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng (dự kiến diễn ra vào 10 giờ sáng 22/4).
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Trước thực trạng chung cư tăng giá bất thường thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20/4.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động