Cách phân biệt mì chính thật - giả và những tác hại khôn lường khi dùng quá liều

TH&SP Theo các chuyên gia, có một số điểm để nhận biết được hàng thật và hàng giả, ví dụ về quy cách đóng gói: Hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau và không nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.

Cách phân biệt mì chính thật - giả



Phần mềm chuyên kiểm tra hàng giả bằng mã vạch cho kết quả: Cả hai gói mì chính đều hàng thật.


Có thể phân biệt bằng hai cách:

Cách thứ nhất: Nếu nhìn vào gói mì chính giả sẽ thấy 4 mép của gói mì chính có sự khác biệt nhau. Cụ thể, mép trên của gói mì chính do được dập bằng máy thủ công nên phần mép dập đó thỉnh thoảng vẫn có những nốt nhỏ lấm tấm. Sờ mép dập này có cảm giác cứng cứng, không được mềm mại như ba mép dập còn lại. Trong khi đó, mì chính của công ty sản xuất, 4 mép dập đều như nhau, mềm, mịn, không có những nốt lấm tấm.

Cách thứ hai là nhìn cánh mì chính: Mì chính giả cánh thường sắc, không vuông thành, mì chính thật cánh nhìn vuông góc.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, có một số điểm để nhận biết được hàng thật và hàng giả:

Về quy cách đóng gói: Hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau và không nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.

Cánh mì chính to, sóng đều, không gãy là hàng thật. Cánh không đều, gãy, có nhiều bụi trắng là hàng giả.

Trọng lượng: Đối với hàng thật có trọng lượng tịnh luôn đúng với trọng lượng ghi trên bao bì. Nếu trọng lượng tịnh ít hơn hoặc tương đương với trọng lượng ghi trên bao bì là mì chính giả. Quan trọng là người tiêu dùng cần cẩn thận với các sản phẩm đại hạ giá. Nếu sản phẩm quá rẻ thì nhiều khả năng đó là hàng giả. Bởi đối tượng làm giả không phải mất chi phí cho nghiên cứu, phát triển, quảng bá và kiểm định chất lượng sản phẩm.

Để làm giả, các đối tượng còn sử dụng những nguyên liệu và phương thức sản xuất tiết kiệm nhất nhưng bán sản phẩm với mức giá rẻ "có một không hai".

af

Gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn


Tác hại khôn lường của việc dùng mì chính không đúng cách

Sử dụng mì chính trong nấu nướng, chế biến thức ăn là thói quen không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng mì chính không đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Mì chính là muối của axit glutamic, rất có tác dụng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Dùng nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh.

Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính.

Nhiều người sau 30 phút sử dụng quá nhiều mì chính sẽ bị nhiều biểu hiện khác nhau như căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, ủ rũ, những cơn bốc nóng sau gáy bất thường…

Ngoài ra, những người có thể trạng nhạy cảm hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa; người mắc bệnh hen suyễn, cao huyết áp, thận, tim và trẻ em không nên sử dụng mì chính vì cơ thể sẽ có những diễn tiến xấu.

Còn trẻ em ăn mì chính sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện mì chính khi không có gia vị này, trẻ sẽ không ăn, vô tình gây độc cho não của các bé.

Một số điều cấm kỵ khi dùng mì chính mọi người cần biết:

1. Không cho mì chính vào các món có giấm

Trong món ăn có giấm thường có vị chua, khi món ăn có độ chua nhất định rồi thì không nên tiếp tục nêm mì chính. Bởi vì trong môi trường axit, mì chính không thể hòa tan, vị của món ăn sẽ càng trở nên chua hơn do nồng độ axit cao sẽ không làm cho mì chính tan chảy được.

Thêm mì chính vào chỉ làm mất đi hương vị bạn đầu của món ăn. Cần lưu ý nguyên tắc này để đảm bảo món ăn không trở thành món độc gây hại cho cơ thể.

2. Không cho mì chính vào đồ ăn nguội

Mì chính khi chưa hòa tan cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vì thế nếu bạn muốn dùng mì chính cho những món ăn nguội thì nên hòa tan trước vào nước ấm rồi trộn với thức ăn.

3. Không cho mì chính khi đang nấu ở nhiệt độ cao

Nếu bổ sung thêm mì chính vào lúc đang nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra biến mì chính thành natri pyroglutamic acid. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.

Các thí nghiệm khoa học đã chỉ ra thời điểm tốt nhất để nêm mì chính khi nấu là ở nhiệt độ 70-90 độ C.

4. Mì chính kỵ hải sản

Đây chính là điều cấm kỵ khi dùng mì chính. Không nêm mì chính vào món ăn liên quan đến cá, tôm, các loại thủy hải sản có vỏ cứng như ngao, sò, ốc, hến… vì sẽ gây đau bụng, tiêu chảy.

5. Mì chính không cho vào trứng

Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế, không cần cho mì chính vào trứng, nếu cho vào sẽ gây nên tình trạng thừa mì chính và gây hại cho sức khỏe.

jl

Không nên lạm dụng quá nhiều mì chính trong nấu ăn


6. Không cho trẻ ăn nhiều mì chính

Các bác sĩ dinh dưỡng đã khuyến cáo, vị giác của trẻ dưới 2 tuổi đang hình thành nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Do đó, mì chính không thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này bởi sử dụng không đúng cách, quá lượng khi hệ miễn dịch của bé còn yếu, cơ thể non nớt, chưa phát triển toàn diện sẽ rất hại cho trí não của trẻ.

Ngoài ra, những người bị mỡ máu, tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người béo phì, đau đầu kinh niên, hen suyễn rất dễ dị ứng với mình chính cũng nên hạn chế và không nên sử dụng mì chính.

7. Mì chính kỵ món ăn khô

Đặc điểm của mì chính là phải hòa tan trong nước, đặc biệt là nước ấm. Vì vậy, tất cả các món ăn khô đều không nên nêm mì chính, vì nếu không hòa tan, ăn mình chính nguyên hạt sẽ bị lợm miệng, buồn nôn.

Nếu vẫn muốn cho mì chính vào các món ăn này, chị em nhớ phải hòa tan với một chút nước ấm trước khi nêm vào món ăn.

8. Cấm kỵ với món rán

Không nên cho trực tiếp mì chính lên trên bề mặt các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, vì mì chính rất khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày.

9. Mì chính kỵ món ăn lạnh

Nhiệt độ tốt nhất để món mì chính phát huy tác dụng là ở nhiệt độ 80 ℃ - 100 ℃. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc các món ăn lạnh, mì chính hầu như không phát huy tác dụng làm nổi bật hương vị của món ăn. Thậm chí còn làm cho món ăn trở nên trái vị, khó ăn, gây độc hại đến hệ tiêu hóa và khẩu vị.

10. Không cho mì chính vào thức ăn có vị chua

Bổ sung mì chính vào các món có vị chua là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi nấu nướng. Bởi mì chính không dễ hòa tan trong môi trường axit nên có thể làm mất đi hương vị ban đầu của món ăn, thậm chí làm chúng trở nên chua hơn. Hơn nữa có thể khiến mì chính bị thay đổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Liên quan đến vấn đề mì chính giả, như Thương hiệu & Sản phẩm đã đưa tin, sau thời gian xây dựng kế hoạch đấu tranh chuyên án, chiều ngày 14/5 tại khu vực ngõ 554 Trường Chinh (phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) tổ công tác Đội 4, Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế CA quận Đống Đa tiến hành kiểm tra đối tượng Vũ Hùng Tuấn (Sn 1978, trú ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội).


Qua đó, phát hiện thu giữ 3 thùng mì chính mang nhãn hiệu Ajnomoto loại 1 kg/gói, 36 gói/1thùng, và 2 thùng mì chính mang nhãn hiệu Ajnomoto loại 454g/1gói.


af

Đối tượng đối tượng Vũ Hùng Tuấn và Trần Thị Nhung

Qua giám định nhanh, lực lượng chức năng làm rõ số hàng trên là giả mạo và đang được đối tượng Tuấn vận chuyển đi tiêu thụ.

Từ lời khai của Tuấn, cơ quan chức năng đã khám xét khẩn cấp cửa hàng tạp hoá tại địa chỉ số 24 phố Hoàng Hoa Thám, thu giữ hơn 1 tấn mì chính nhãn hiệu Ajnomoto và Miwon giả, cùng nhiều dụng cụ như máy hàn, bao bì nilon, 8 bao mì chính Trung Quốc... Tổng số tang vật thu giữ lên đến khoảng 1,4 tấn mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon.

Theo tài liệu điều tra, mì chín giả sau khi sản xuất chủ yếu được tiêu thụ tại khắp các cửa hàng đại lý nhỏ lẻ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cũng trong chiều cùng ngày 14/5 cơ quan chức năng đã kiểm tra thêm 3 địa điểm cửa hàng kinh doanh khác tại huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân, cơ quan công an cũng thu giữ thêm số lượng lớn mì chính giả thành phẩm. Để dễ dàng tiêu thụ, mì chính giả được bán cho các đại lý với giá rẻ hơn sản phẩm thật từ 2.000 - 3.000 đồng. Bằng thủ đoạn này, mỗi tháng có hàng tấn mì chính giả được bán ra thị trường.

Cơ quan công an đã tạm giữ hình sự 6 đối tượng để đấu tranh làm rõ về hành vi buôn bán mì chính giả.


ad

Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng tại số nhà 24 Hoàng Hoa Thám

Mới đây, ngày 24/5, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Hùng Tuấn (sinh năm 1978, trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội) và Trần Thị Nhung (sinh năm 1953, trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông) về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm".

Theo điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ: Mẹ Tuấn là bà Trần Thị Nhung đã nhập mì chính không rõ nguồn gốc xuất xứ, đóng vào các túi nilon nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon. Sau đó, Tuấn sẽ vận chuyển các sản phẩm này đi giao cho khách mua hàng.

Lực lượng chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hoá: Xử lý 704 vụ gian lận thương mại và hàng giả thu gần 18,8 tỷ đồng

Thanh Hoá: Xử lý 704 vụ gian lận thương mại và hàng giả thu gần 18,8 tỷ đồng

Theo số liệu công bố từ Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thanh Hoá (Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá), trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các lực lượng thuộc ban chỉ đạo 389 tỉnh đã phát hiện và xử lý 704 vụ vi phạm.
Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng điện tử cũ trị giá gần 400 triệu đồng

Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng điện tử cũ trị giá gần 400 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình phát hiện ô tô tải vận chuyển 415 sản phẩm máy tính xách tay và phụ kiện các loại đã qua sử dụng, do nước ngoài sản xuất, thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đà Nẵng: Phát hiện xe tải chở 1.550 túi xách không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đà Nẵng: Phát hiện xe tải chở 1.550 túi xách không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quảng lý thị trường (QLTT) số 2 thành phố Đà Nẵng phát hiện xe tải chở 1.550 túi xách nhập lậu và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên.
Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại

Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại

Kết quả quý I năm 2024, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã phát hiện, kiểm tra, bắt giữ và xử lý 467 vụ với 456 đối tượng (trong đó khởi tố hình sự 23 vụ, với 37 đối tượng; xử phạt hành chính 270 vụ). Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 5 tỷ đồng.
Phú Yên: Tạm giữ hơn 33.000 sản phẩm bánh kẹo không hóa đơn chứng từ

Phú Yên: Tạm giữ hơn 33.000 sản phẩm bánh kẹo không hóa đơn chứng từ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Phú Yên phát hiện xe tải chở hơn 33.000 sản phẩm thực phẩm nhãn bằng tiếng nước ngoài, không hóa đơn chứng từ.
Bình Định: Phát hiện hàng chục tấn đường nhập lậu

Bình Định: Phát hiện hàng chục tấn đường nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định phát hiện tổng 74 tấn đường có tổng giá trị hơn 1,2 tỷ đồng, không có hóa đơn chứng từ.
Nghệ An: Tạm giữ lô dao cạo râu giả thương hiệu tại 1 siêu thị

Nghệ An: Tạm giữ lô dao cạo râu giả thương hiệu tại 1 siêu thị

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 tỉnh Nghệ An phát hiện 1 siêu thị bày bán hàng chục sản phẩm dao cạo râu và lưỡi cạo râu gắn nhãn hiệu Gillete Vector và Agirlet super men.
Cần Thơ: Xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, Nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

Cần Thơ: Xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, Nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ đã kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng trong quý I/2024.
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá nhập lậu

Lực lượng chức năng phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Sóc Trăng tiến hành tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Vĩnh Phúc: Xử phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Vĩnh Phúc: Xử phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi tiếp tục kinh doanh xăng dầu sau khi giấy phép kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực.
Quảng Ninh: Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 12 vi phạm

Quảng Ninh: Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 12 vi phạm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội QLTT tiến hành rà soát và kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn toàn tỉnh.
Hưng Yên: Xử phạt 50 triệu đồng 1 công ty kinh doanh thép không rõ nguồn gốc

Hưng Yên: Xử phạt 50 triệu đồng 1 công ty kinh doanh thép không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 tỉnh Hưng Yên phối hợp với Phòng PC03 thu giữ 3 tấn thép không gỉ không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cách nào ngăn chặn hàng giả trên các sàn thương mại điện tử?

Cách nào ngăn chặn hàng giả trên các sàn thương mại điện tử?

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 25% và nằm trong top đầu của thế giới. Sự phát triển của thương mại điện tử được các chuyên gia đánh giá là nhanh, nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Đặc biệt, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của các thương hiệu kinh doanh chân chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thương mại điện tử nói chung.
Quảng Bình: Xử phạt 90 triệu đồng, tịch thu máy phát điện nhập lậu hơn 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Xử phạt 90 triệu đồng, tịch thu máy phát điện nhập lậu hơn 1,2 tỷ đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Quảng Ngãi: Phát hiện xe tải vận chuyển hơn 33.000 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Quảng Ngãi: Phát hiện xe tải vận chuyển hơn 33.000 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Quảng Ngãi phát hiện phương tiện ô tô tải vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu DOVE, P/S, SUNSILK của Công ty Unilever.
Quảng Ninh: Xử phạt 70 triệu đồng vì bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Xử phạt 70 triệu đồng vì bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh phát hiện 500 gói thực phẩm gồm bánh, kẹo, mứt… không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá gần 50 triệu đồng.
TP.HCM: Tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP.HCM: Tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM tiến hành tiêu hủy 41.317 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hơn 1.4 tỷ đồng.
Tây Ninh: Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Tây Ninh: Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 đã tiến hành xử phạt hộ kinh doanh 7,5 triệu đồng về hành vi buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Phú Thọ: Phát hiện gần 100 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phú Thọ: Phát hiện gần 100 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh phát hiện 100 sản phẩm máy hút thuốc lá điện tử và tinh dầu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giám sát tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ yếu là các loại cá hấp, chả mực, râu bạch tuộc, ngọc kê gà…
Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Đội Quản lý thị trường số (QLTT) 1 tỉnh Phú Yên phát hiện xe tải chở 16.000 sản phẩm có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Đồng Tháp tiến hành khám phương tiện vận chuyển 4.500 sản phẩm phân bón các loại trên nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra xe ô tô khách mang biển số 29B-141.19 và phát hiện hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.
Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Nhà chức trách tỉnh Bình Định vừa tổ chức tiêu huỷ gần 10.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, hết hạn sử dụng bị tịch thu các loại thuộc diện tiêu hủy.
TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 TP Hồ Chính Minh phát hiện 748 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu TRANSINO, Vaseline và Lu Lan Zi.
Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme đã chính thức giới thiệu Narzo 70 Pro 5G tại Ấn Độ, mang đến thiết kế bắt mắt, hiệu năng mạnh mẽ và camera ấn tượng.
An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh An Giang đã kiểm tra và phát hiện 3 phương tiện vận chuyển hàng háo nhập lậu, hàng háo không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.
Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Tuyên Quang tiến hành giám sát tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50.000.000 đồng.
Quảng Bình: Tạm giữ 26 điện thoại iPhone không rõ nguồn gốc tại hai cửa hàng

Quảng Bình: Tạm giữ 26 điện thoại iPhone không rõ nguồn gốc tại hai cửa hàng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình tịch thu 26 iPhone không hóa đơn chứng từ tại hai cửa hàng có tổng giá trị 136,9 triệu đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động